Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

NM-07b-BachTuyet-ThanhKimHue.DAT

Phật pháp nhiệm mầu - kỳ 7 - Bạch Tuyết - Thanh Kim Huệ 
Người nghệ sĩ luôn là những người đa sầu, đa cảm không những thế họ còn luôn có một trái tim nhạy cảm đặc biệt là những người nghệ sĩ nữ. Có lẽ vậy, mà cuộc sống sau sân khấu của họ luôn gặp những sóng gió, trắc trở. Đối với họ, mọi người thường cho rằng: “hồng nhan bạc mệnh”. Nhưng khác hẳn như thế, hai nghệ sĩ Bạch Tuyết và Thanh Kim Huệ, ngoài việc thành công trên sân khấu cải lương, được khán thính giả hâm mộ, họ còn có một cuộc sống gia đình khá yên ấm, một đời sống tâm linh phong phú. Có được như vậy là vì họ đã sớm biết tới những giáo lý Phật đà, để từ đó đem ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Giờ đây, khi đã bước sang tuổi xế chiều, và nhìn lại, họ đã không còn cảm thấy nuối tiếc vì thời gian trôi đi quá nhanh. Bởi họ đã thực sự sống trong từng khoảnh khắc của quá khứ, của hiện tại và họ sẵn sàng đón nhận những gì xảy ra trong tương lai vì họ đã hiểu ra được một chân lý: “ gieo gì gặt nấy” và hơn hết bên họ luôn có sự gia hộ của Tam Bảo.
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,10832,Phật pháp nhiệm mầu kỳ 7_Bạch Tuyết & Thanh Kim Huệ - VCD 1 - Phật Pháp Nhiệm Mầu
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,10833,Phật pháp nhiệm màu kỳ 7_Bạch Tuyết & Thanh Kim Huệ - VCD 2 - Phật Pháp Nhiệm Mầu

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

NM-06-DieuHien.DAT

Phật pháp nhiệm mầu - kỳ 6 - Diệu Hiền

Trong cuộc sống gia đình Á Đông người phụ nữ luôn là những người phải nhẫn nhịn, chịu đựng, có đôi khi còn bị ức hiếp. Nhiều người chấp nhận điều đó và cho đấy là điều hiển nhiên, mà không cần tìm hiểu lí do. Thế nên cuộc đời của họ gắn chặt với nước mắt và tủi hờn đặc biệt là khi họ gặp phải người chồng tệ bạc. Họ sống trong bế tắc, và không thể hóa giải được những nội kết trong lòng, dẫn tới cuộc sống gia đình giống như địa ngục. Điển hình trong số đó là cô Nguyễn Lệ Hồng, pháp danh Diệu Hiền quê ở Cà Mau. Trong những năm tháng tủi hơn ấy, nhiều lúc cô không còn muốn sống, và đã 2 lần tự tử. Tưởng chừng như cuộc đời cô đã an bài, không ai có thể cứu giúp được cô. Nhưng như có một phép mầu, khi cô đến với Phật, tìm hiểu giáo lý Phật đà. Dần hiểu ra tại sao mình lại có một cuộc sống như thế? Rồi từ từ biết áp dụng những lời dạy của Phật vào cuộc sống để chuyển hóa được nỗi khổ đau của mình, từ từ an nhiên sống trong hiện tại.

NM-05-QuangThong.DAT

Phật pháp nhiệm mầu - kỳ 5 - Quảng Thông
Mỗi người một nghiệp duyên, nên con đường gặp Phật pháp của mỗi người là khác nhau. Có những người ngay từ nhỏ đã thấm nhuần câu kinh, tiếng kệ, và rồi cuộc sống của họ, diễn ra rất êm đềm vì đã có một điểm tựa tâm linh vững chắc. Cũng có những người lại không được may mắn như vậy, họ sống trong môi trường Phật pháp nhưng lại không thể sớm nhận ra được những giá trị đích thực từ những bài dạy của Phật, thậm chí họ còn phỉ báng, khinh chê Tam Bảo. Cho đến khi mệt mỏi vì phải bươn chải với đời, có những giây phút hụt hẫng và trống vắng, họ mới quay về tìm đến cửa Phật. Một trong những người như thế là bà Hứa Thị Thanh Vân, pháp danh Quảng Thông, sinh năm 1954, là giám đốc công ty Tân Việt Mỹ, cùng nhiều cơ sở kinh doanh khác. Mẹ là một phật tử thuần thành, thường xuyên tới chùa, nhưng bà không hề tin vào Phật, không bao giờ bước chân vào chùa, là người sống không tôn giáo, chỉ chú tâm vào việc làm ăn. Nhưng nhờ chút duyên lành, bà đã biết quay đầu hướng về Phật pháp, và nương tựa vào Tam Bảo. Giờ đây, ngoài việc thành đạt trong công việc, bà còn có một cuộc sống tinh thần phong phú, khi đặt trọn niềm tin vào Tam Bảo và sống theo luật nhân quả, làm lành tránh ác.
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,10830,Phật pháp nhiệm mầu kỳ 5_Cư sĩ Quảng Thông - Phật Pháp Nhiệm Mầu

NM-04-TacQuy.DAT

Phật pháp nhiệm mầu - kỳ 4 - Tắc Quý
Nghiện rượu luôn là một tệ nạn nhức nhối của xã hội. Đó cũng là mầm mống để bao gia đình tan nát, là nhân tố để xã hội lung lay. Và cư sĩ Nguyễn Hoàng Trọng, pháp danh Tắc Quý, sinh năm 1956, nhà ở tại quận 8, tp HCM từng là một trong những người nghiện rượu. Vì không làm chủ được bản thân, nên khi gặp khó khăn, ông đã tìm đến với rượu, lâu dần ông trở thành kẻ nghiện rượu. Ngày nào cũng phải có rượu, nếu không có rượu thì không thể làm gì được.Và từ chỗ là một người chồng hiền, ông đã trở nên hung dữ, đánh đập vợ con, tiêu tán tài sản, trở thành kẻ ăn bám xã hội…buộc phải vào trường thanh thiếu niên giáo dục quận 8 để cai rượu. Cuộc đời của ông tưởng chừng như không thể cứu vãn được nữa. Nhưng nhờ vợ con yêu thương lên chùa làm công quả hồi hướng cho ông, và một chút phước đức còn lại từ kiếp trước, ông đã biết tới câu niệm Phật, và đặt trọn niềm tin vào Phật. Để rồi sau vài tháng niệm Phật, ánh sáng Phật pháp đã giúp ông từ từ tìm lại được chính mình, thoát khỏi ma men, trở về với gia đình, xã hội, với đúng vai trò người chồng người cha của mình.

NM-03b-TinhLong.DAT

Phật pháp nhiệm mầu - kỳ 3 - Tịnh Long


Phật tử Lê Lam – pháp danh Tịnh Long, hiện ở Thuận An, Bình Dương, nguyên quán: Quảng Trị. Đây là một con người rất đặc biệt, gần hơn nửa quãng đời của phật tử này chỉ đem lại đau khổ cho bản thân và người khác. Sinh ra trong một gia đình nghèo, không chấp nhận chịu khổ, chỉ muốn ăn chơi, lêu lổng, nên ngay từ nhỏ Tịnh Long đã gia nhập vào những băng đảng trộm cắp ở quê nhà, để rồi phải vào tù ra tội. Cho đến khi lớn, để có đủ tiền thỏa mãn những nhu cầu sa đọa, Tịnh Long đã tiếp tục dấn thân vào cuộc sống ngoài vòng pháp luật và đỉnh cao trong chuỗi ngày đó là những chuyến vượt biên, nhưng không thành, phải sống ở những trại tị nạn. Chính cuộc sống này, đã dạy cho Tịnh Long những mánh khóe, những mưu mô, gian xảo hơn để sau này trở thành một tay anh chị. Khi trở về, Tịnh Long đã tiếp nhận quản lý đường giây “gái ăn sương” ở Bình Dương.... Không chỉ có ăn trộm cướp của, gây những nỗi đau cho những người xa lạ, mà ngay cả với chính những người thân của mình, Tịnh Long cũng đã cư xử rất tàn bạo như: trói vợ, đánh đập em… Nhưng nhờ còn chút duyên lành, Tịnh Long đã được những người bạn thiện tri thức hướng dẫn tìm về với Phật. Và dưới ngọn đuốc trí tuệ của Phật pháp, và một quyết tâm làm lại cuộc đời, Tịnh Long đã “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”, không còn sống ngoài vòng pháp luật nữa, mà trở về chùa, quy y Tam Bảo, trở thành một công dân tốt, sống đúng theo lời dạy của đức Phật và pháp luật. Không những thế, giờ đây Tịnh Long còn trở thành một người có ích cho xã hội, một người chồng tốt, một người cha gương mẫu, một người con hiếu thảo.
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,10827,Phật pháp nhiệm mầu kỳ 3_Cư sĩ Tịnh Long - VCD 1 - Phật Pháp Nhiệm Mầu
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,10828,Phật pháp nhiệm mầu kỳ 3_Cư sĩ Tịnh Long - VCD 2 - Phật Pháp Nhiệm Mầu

NM-02-MinhDuc-DieuTan.DAT

Phật pháp nhiệm mầu - kỳ 1 - Minh Đức - Diệu Tấn
Trong chương trình này, nhân vật là: vợ chồng ông bà Minh Đức - Diệu Tấn. Ông Minh Đức tên thật là: Đỗ Phú Ngọc, sinh năm 1941. Vào năm 1998, đột nhiên ông bị mắc bệnh đau nhức tay chân, đi khám thì được biết là viêm đa khớp. Gia đình đã đưa ông đi khắp các bệnh viện, dùng đủ mọi phương thuốc nhưng không đâu chữa được, trái lại bệnh tình lại còn nặng hơn: sụt cân, teo cơ, và liệt tay chân không cử động được, chỉ còn nằm chờ chết. Đến đường cùng, vợ ông đã đưa cả gia đình lên chùa Phổ Đà, đường Trần Quy Cáp, quận Bình Thạnh, Tp.HCM quy y, nương cầu cửa Phật, với hi vọng sẽ xóa chừ nghiệp chướng, bệnh tật. Sau khi đi chùa được 4, 5 tháng, thì bệnh tình của ông thuyên giảm. Vững tin hơn vào ngôi Tam Bảo, ông đã dành toàn tâm toàn ý vào việc cúng dường, bố thí, ấn tống kinh sách, giúp đỡ các chùa làm việc thiện, và bắt đầu niệm Phật.Thêm một thời gian nữa thì tự nhiên bệnh ông khỏi hẳn. Đây là minh chứng sống, cho sự cảm ứng khi con người đặt trọn niềm tin vào Tam Bảo.
http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,10826,Phật pháp nhiệm mầu kỳ 2_Cư sĩ Minh Đức - Diệu Tấn - Phật Pháp Nhiệm Mầu

NM-01-TMinhThuy.DAT

http://phapam.chuahoangphap.com.vn/#Play,10825,Phật pháp nhiệm mầu kỳ 1_Sư Minh Thủy - Phật Pháp Nhiệm Mầu
Phật pháp nhiệm mầu - kỳ 1 - Thầy Thích Minh Thủy

Đây là nhân vật đầu tiên trong chương trình Phật Pháp Nhiệm Màu. Pháp danh của thầy là Thích Minh Thủy. Sinh năm 1953, xuất gia ở Tịnh xá Ngọc Phật, hiện tại đang tịnh tu ở núi Thị Vải, tỉnh Ba Rịa Vũng Tàu. Cuộc đời của Thầy là những chuỗi ngày vui buồn lẫn lộn, sống theo cảm tính, bị những ham muốn nhục dục lôi kéo. Để rồi đối với xã hội thầy là người bất thiện, đối với cha mẹ là người con bất hiếu, đối với chị là người em ngỗ nghịch, đối với vợ con là người chồng, người cha thiếu trách nhiệm. Và thầy đã biến cuộc sống của mình lúc đấy thành một cuộc sống xa đọa với những thói xấu như: nghiện ma túy, rượu, cờ bạc và trai gái lăng nhăng, đặc biệt là nghiện ma túy. Nhưng rồi nhờ ánh sáng Phật pháp, thầy đã từ tối ra sáng, bỏ được ma túy, và nay đã theo gương Phật, xuất gia tìm cầu chân hạnh phúc.